Cao Su Chịu Hóa Chất EPDM Là Gì ?

1/ CAO SU CHỊU HÓA CHẤT EPDM LÀ GI ?
Cao su EPDM (ethylene propylene diene monomer) là một loại cao su tổng hợp từ ethylene với các monome propylene. Cao su EPDM chịu nhiệt tương thích với các chất lỏng chống cháy thủy lực, xeton, nước nóng, lạnh, axit loãng bình thường, và kiềm. Không đạt yêu cầu loại xăng, dầu hỏa, các hydrocacbon thơm, béo,và acid đậm đặc.

Cao su EPDM (cao su ethylene propylene diene monomer là một loại vật liệu đàn hồi, được tổng hợp từ ethylene với các monome propylene ( copolyme Ethylene propylene ) và đôi khi với một số monome thứ ba ( Ethylene propylen terpolymers).

2/ THÔNG SỐ KỸ THUẬT GIOĂNG TẤM CAO SU EPDM.
Gioăng cao su EDPM chịu nhiệt độ hoạt động từ -45°C đến +120°C. Bằng sự tổng hợp gia cố thêm một số vật liệu đặc biệt có thể làm tăng nhiệt độ hoạt động liên tục lên tới mức 140°C.
Độ cứng (Shore A): 40, 50, 65, 70, 80, 90
Nhiệt độ làm việc, ˚C: -40 to 130
Khối lượng riêng, g/cm3  1.1 ±0.2
Lực kéo, MPa: 2MPa – 7MPa
Độ dãn dài, %:  300
Color: White, Black
Size: (1mm – 30mm)T X (1.0m -1.4m)W X (10m – 30m) L

3/ TÍNH CHẤT CAO SU EPDM: 

a.Tính Chất Cơ Lý Của Cao Su EPDM:
Các tính chất cơ lý nổi bật của cao su EPDM là tính kháng va đập, tính kháng xé, kháng mài mòn phù hợp với các ứng dụng uốn dẻo, chống va đập.
Cao su EPDM có tính dính kém, khó gia công định hình, Tính bám dính với kim loại, vải và các vật liệu khác khó đạt được.
Tính các điện của cao su EPDM khá tốt, được dùng nhiều trong các vị trí có điện áp cao, kháng các vết cắt do tia lửa điện.
Cao su EPDM có dãy nhiệt độ làm việc từ -50 °C tới 120°/ 150 °C (- 60 °F tới 250°/ 300 °F), dãy nhiệt độ này còn phục thuộc vào hệ thống lưu hóa.

b. Tính Chất Hóa Tính Của Cao Su EPDM:
Tính chất của cao su EPDM tương tự tính chất của cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp khác nhưng thời gian sử dụng lâu hơn, giúp giảm chi phí bảo trì, đặc biệt là các ứng dụng ngoài trời.
Cao su EPDM kháng tốt với aceton, rượu, glycol, các axit và kiềm yếu.
Kháng HCl 20% ở nhiệt độ 38°C, HCl 10% ở 93°C, H2SO4 70% ở 66°C. Trong quá trình sản xuất, có thể thêm các chất phụ gia để gia tăng thêm nhiệt độ chịu đựng cho cao su
Cao su EPDM thường được sử dụng cho các sản phẩm làm kín trong sản xuất công nghiệp như các loại Joint nắp bồn, đệm làm kín, gasket cao su…
Tính chất nổi bật của loại vật liệu EPDM là nhờ khả năng kháng được rất tốt với các loại dung môi, axit loãng, kiềm loãng, hơi nước, ánh sáng mặt trời, tác động của tia ozon và làm việc được trong môi trường nhiệt độ cao.
EPDM tổng hợp không nên sử dụng cho các thiết bị cao su kỹ thuật làm việc trong môi trường tiếp xúc với các loại xăng dầu, dầu mỏ, mỡ và các hydrocarbon

Tính chất của vật liệu phụ thuộc vào hệ lưu hóa:
– EPDM lưu hóa bằng lưu huỳnh (EPDM Sulphur cured):Vật liệu sử dụng với tính chất bình thường (giá thành trung bình), nhiệt độ làm việc tối đa là 120 °C (250 °F).
– EPDM lưu hóa bằng Peroxide (EPDM Peroxide cured):sử dụng trong môi trường nước nóng, hơi nước, rượu cồn, những loại xeton, những chất lỏng làm nguội động cơ, các axit hữu cơ và axit vô cơ.
Không sử dụng trong môi trường tiếp xúc với các loại khoáng chất oils.
Nhiệt độ làm việc tối đa là 150 °C (300 °F)..

3/ ỨNG DỤNG TẤM CAO SU EPDM.
– Tâm Cao Su EPDM Màu Trắng: có khả năng kháng hóa chất, khả năng thích nghi trong điều kiện va đập khó chịu sự tấn công của oxy, UV, Ozone và chịu môi trường thời tiết khắc nghiệt, môi trường tiếp xúc với thực phẩm. Cao Su Chịu Hóa Chất EPDM màu trắng tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm. Đã được phê duyệt với tính năng đề kháng tuyệt vời vơi nước, ozone, hóa chất và lão hóa. Điều này làm cho chất lượng cao su EPDM màu trắng phổ biến cho một loạt các ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Shore Độ cứng: 60 ° ± 5 °
Nhiệt độ: -25 ° C đến + 140 ° C

– Tấm Cao Su EPDM Màu Đen: sử dụng cho các sản phẩm làm kín trong sản xuất công nghiệp. Như các loại kêt nối nắp bồn, đệm làm kín oring, gasket cao su lồng khe cửa, gioăng làm kín mặt bích. Cao su EPDM được sử dụng rộng rãi cho các miếng đệm, gioăng trong ngành công nghiệp nước. Cao su EPDM chịu tốt trong các axit loãng, dầu động vật, thực vật, kháng ozon, khả năng kháng thời tiết tốt. Nó cũng kháng tốt với ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ hoạt động từ -40°C đến 130°C.

a. Cao Su EPDM Dùng Làm Gioăng Đệm Mặt Bích Gasket.

EPDM được dùng làm ron đệm để làm kín trong các mặt bích của đường ống, công dụng của nó là chống rò rỉ.

b. Cao Su EPDM Dùng Làm Kín Gioăng Cửa.

Cao su EPDM được dùng là ron cửa trong các vị trí của cửa ô tô dùng là ron trong ngành công nghiệp tàu biển (EPDM kháng tốt với nước biển)

c. Cao Su EPDM Trắng Dùng Trong Công Nghiệp Thực Phẩm.

Tương tự như silicone trắng, cao su EPDM trắng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, vì tính chất an toàn và giá thành cạnh tranh (thấp hơn silicone trắng)

d. Cao Su EPDM Dùng là O-Ring, Seal, Phớt Thủy Lực – Khí Nén.

phớt o-ring

Cao su EPDM được ứng dụng làm o-ring, seal phốt trong các thiết bị thủy lực, khí nén….

4. Cấu Trúc Của Cao Su Ethylene-Propylene EPM/EPDM   

Mặc dù sản xuất thương mại chỉ bắt đầu từ năm 1963, cao su EPM/EPDM hiện là vật liệu đàn hồi phát triển rất nhanh (khoảng 6% một năm) ở Mỹ, Châu Âu và Nhật. Điều này là do sự ổn định và tính kháng tốt của loại cao su này với các tác động của môi trường.

Có hai loại cao su ethylene-propylene, EPM và EPDM. Tên gọi EPM áp dụng cho copolymer đơn giản chỉ gồm ethylene và propylene (“E” cho ethylene, “P” cho propylene và “M” cho mạch chính polymethylene (-(CH2)x-). Trong trường hợp của EPDM, “D” đại diện cho monomer thứ ba, một diene, tạo sự không bão hòa cho phân tử.

Đối với cao su EPM, do bản chất bão hòa nên không thể sử dụng các chất kết mạng lưu huỳnh thông thường để lưu hóa. Thay vào đó, chất kết mạng peroxide cùng với các chất kết hợp được sử dụng. Vì hệ chất kết mạng này rất đắt tiền, có mùi khó chịu nên loại cao su EPDM đã được phát triển và hiện tại được sử dụng rộng rãi.

Cấu trúc của EPDM tương tự EPM nhưng có thêm các liên kết đôi không bão hòa. Các liên kết đôi này được thêm vào bằng quá trình copolymer hóa ethylene và propylene với comonomer thứ ba, là một diene không liên hợp. Chỉ một liên kết đôi của diene này sẽ tham gia vào quá trình polymer hóa và liên kết đôi còn lại không phản ứng, hoạt động như vị trí để kết mạng lưu huỳnh. Sau đó, các liên kết đôi này được thêm vào nhánh bên của mạch chính để terpolymer duy trì tính kháng lão hóa rất tốt mà copolymer có được. Comonomer thứ ba thông dụng nhất là ethylidene norbornene vì sự kết hợp dễ dàng của nó và khả năng phản ứng cao với sự lưu hóa bằng lưu huỳnh.

Leave Comments

Scroll
0971 823 598
0971 823 598